• Địa chỉ - Tp Hà Tĩnh
  • Thứ 2 - Thứ 7
  • cuoihoihatinh@gmail.com
  • 0355.889.286
Cưới hỏi tại Hà Tĩnh

LỄ DẠM NGÕ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Đám cưới là một dấu mốc quan trọng với cặp đôi. Không chỉ riêng ngày trọng đại cử hành hôn lễ, để có một đám cưới thành công và bài bản là một quá trình chuẩn bị lâu dài trước đó. Đặc biệt là ngày lễ dạm ngõ hai bên gia đình gặp mặt. Vì vậy, bài viết dưới đây, Riverside Palace sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về các thủ tục trong lễ dạm ngõ để các cặp đôi sắp cưới có thêm kinh nghiệm nhé!

Lễ dạm ngõ là gì? Dạm ngõ có phải xem ngày không? 

Lễ dạm ngõ còn có cái tên khác là lễ chạm ngõ. Đây là buổi gặp mặt sau khi hai bên đã đồng ý cưới gả con trai, con gái của mình và quyết định chọn ngày lành để chàng rể đến ngỏ lời xin phép được cưới cô dâu. Hay nói cách khác, đây là một buổi gặp mặt nghiêm túc của hai bên gia đình, để đôi trai gái bước đến một mối quan hệ lâu dài và nghiêm túc. 

Tùy vào từng vùng miền mà lễ chạm ngõ sẽ mang một chút phong cách khác biệt. Song nhìn chung, các thủ tục đa phần giống nhau, không mang quá nhiều nguyên tắc. Tuy nhiên, đối với các gia đình kỹ tính và truyền thống sẽ rất xem trọng ngày lễ dạm ngõ này. Đặc biệt là miền Bắc và miền Trung, các nghi lễ có phần chỉnh chu và kỹ lưỡng hơn so với miền Nam.

Thực chất, dạm hỏi không phải là một ngày lễ bắt buộc. Tuy nhiên, nếu hai bên gia đình quyết định tổ chức lễ dạm hỏi, hai bên cần thương lượng và chọn ngày sao cho phù hợp. Thông thường, mỗi buổi lễ dạm ngõ sẽ được tổ chức trước đám cưới từ 2 đến 3 tháng. 

Lễ dạm ngõ diễn ra ở đâu?

Thông thường, vào ngày tổ chức lễ dạm hỏi, nhà trai sẽ chuẩn bị một số lễ vật để mang đến nhà gái. Các nghi thức, thủ tục lễ dạm ngõ cũng sẽ được tiến hành ở nhà gái.

Ai sẽ có mặt trong buổi lễ dạm ngõ của cặp đôi? 

Ngoài sự có mặt của cặp nhân vật chính, lễ dạm ngõ còn chính là buổi họp mặt giữa hai bên gia đình. Vì vậy, các thành viên ruột thịt, chị em thân thiết trong gia đình sẽ có mặt trong buổi dạm ngõ.

 

Đối với đàng trai: Các thành viên tham dự lễ dạm ngõ sẽ gồm bố mẹ, ông bà, chú bác, cô dì ruột thịt. Phía gia đình chú rể có thể sắp xếp sao cho số người tham dự khoảnh từ 5 đến 7 người. Tương tự như đàng trai, số người tham dự của đàng gái cũng là ông bà, chú bác, anh em, cô dì thân thiết.

Ngoài ra, đối với từng địa phương, từng vùng miền, từng gia đình mà thành phần tham gia và số lượng người có thể thay đổi. 

đàng trai cần chuẩn bị những gì cho buổi lễ dạm ngõ?

Tương tự như Sơn Tinh đến rước Mị Nương, nhà trai cũng sẽ chuẩn bị các lễ vật trong lễ dạm ngõ đến hỏi cưới nàng dâu. Khác biệt với đám cưới thì các lễ vật trong lễ chạm ngõ có phần đơn giản hơn. Thông thường các lễ vật sẽ là trầu, cau, rượu, bánh kẹo, hoa quả,... Các lễ vật này còn có sự khác biệt và thay đổi tùy vào từng vùng miền và thủ tục của gia đình. 

 

Sau đây sẽ là một số điểm khác biệt đối với lễ dạm ngõ của từng vùng: 

  • Tại miền Bắc: Theo thông lệ miền Bắc, lễ sẽ gồm một cặp trà, cặp rượu, cau trầu, bánh và trái cây. Đặc biệt, mâm lễ của người Bắc cần phải chuẩn bị theo số chắn để thể hiện dù thế nào thì cặp đôi vẫn bên nhau có đôi có cặp. 
  • Tại Miền Trung: Dạm ngõ tại miền Trung có phần đơn giản hơn so với miền Bắc. Đối với phần lễ, đàng trai chỉ cần chuẩn bị mâm trầu rượu được gói giấy đỏ hoặc có hoa văn đỏ. Các bánh trái đi kèm thường là những đặc sản bánh trái địa phương. 
  • Tại Miền Nam: Ngoài cái tên dạm ngõ, chạm ngõ, dạm hỏi Miền Nam còn gọi lễ này là đám nói hay lễ đi nói. Trong lễ, đàng trai sẽ chuẩn bị các lễ vật như: mâm bánh phu thê, cặp trà rượu, trầu cau được têm cánh phượng và bánh trái. 

Nhìn chung, các vùng miền tuy có sự khác biệt về lễ vật dạm hỏi, nhưng nhìn chung nhà trai nào muốn hỏi được vợ đều chuẩn bị các lễ vật một cách chỉnh chu nhất. Điều này thể hiện sự trân trọng của chàng rể đối với người con gái mà mình muốn lấy làm vợ. Ngoài ra, đây cũng là một cách mà đàng trai tạo ấn tượng tốt với nhà gái từ đó thắt chặt quan hệ sui gia hai bên gia đình. 

 

Đàng gái cần chuẩn bị những gì cho buổi lễ dạm ngõ?

Để đáp lễ sự trân trọng của đàng trai, nhà gái cũng cần thể hiện sự hiếu khách, tiếp đón gia đình cha mẹ chồng tương lai. Ngoài sự chuẩn bị chu đáo về tinh thần vui vẻ, nồng hậu gia đình cô dâu cũng cần chuẩn bị những việc dưới đây: 

 

  • Dọn dẹp, sắp xếp và trang trí nhà cửa. Đặc biệt, gia đình cô dâu cần lưu ý dọn dẹp bàn thờ của tổ tiên, bày trí hoa quả tươm tất để mời ông bà, gia tiên về tham gia lễ dạm ngõ của con cháu.
  • Để thể hiện lòng hiếu khách, nhà gái cũng cần chuẩn bị chu đáo các món ăn nhẹ, hoa quả và trà nước để thiết đãi nhà trai. Phần bàn tiếp khách nên được lau dọn sạch sẽ, bày trí các loại hoa hoặc mâm ngũ quả để tạo ấn tượng tốt với sui gia tương lai của mình.

Các thủ tục lễ dạm ngõ diễn ra như thế nào? 

Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị những gì? Thủ tục lễ dạm ngõ nên được diễn ra như thế nào? Đây chắc hẳn là điều quan trọng mà cả hai gia đình cần nắm vững để khiến buổi lễ thành công, hạn chế những sự cố không đáng có.

Các thủ tục trong lễ dạm ngõ

Các thủ tục trong lễ dạm ngõ

Các thủ tục bàn bạc của bậc trưởng bối, nghi thức thăm hỏi sẽ được diễn ra. Sau khi đã bàn bạc và thống nhất tổ chức lễ dạm ngõ của cả hai gia đình, buổi lễ dạm ngõ sẽ được diễn ra như sau: 

  • Vào ngày đúng ngày, nhà trai mang lễ vật đến dạm ngõ.
  • Đại diện bên phía đàng trai sẽ gửi lời thăm hỏi, giới thiệu các thành viên tham dự. Sau đó, các người đại diện sẽ trình bày lý do đến thăm nhà gái, trình các lễ vật đã chuẩn bị sẵn và ngỏ ý xin phép gia đình cho phép cặp đôi được chính thức tiến đến hôn nhân.
  • Sau khi người đại diện đàng trai đã phát biểu xong, đại diện bên phía đàng gái sẽ nhận lễ và cảm ơn nhà trai. Sau khi hai bên gia đình đã chấp nhận ngỏ lời cưới xin của con cháu, bố mẹ cô dâu sẽ dân các lễ vật lên bàn thờ gia tiên như muốn báo với tổ tiên về hôn sự này. Qua đó, gia đình cũng mong nhận được sự phù hộ của bề trên mong cho hôn nhân con cái hạnh phúc.

Hai bên gia đình thống nhất về đám cưới của con cháu

Hai bên gia đình thống nhất về đám cưới của con cháu

  • Sau đó, hai bên gia đình sẽ bàn bạc về đám cưới và thống nhất với nhau về lễ vật, thời gian, địa điểm tổ chức hôn lễ. 
  • Nhà trai sẽ ở lại dùng bữa cơm thân mật với nhà gái để có thêm cơ hội hỏi thăm, giao lưu tăng sự thân thiết của sui gia với nhau. Cũng như để gửi gắm nàng dâu, chàng rể giúp con cháu có sự yêu thương bền lâu. 

 

0.0
PHONG TỤC CƯỚI HỎI VIỆT NAM

PHONG TỤC CƯỚI HỎI VIỆT NAM

Phong tục cưới hỏi là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam....
Xem thêm
0355.889.286